Giới Thiệu

Hiện nay 3T My Self Home là hãng thời trang đồ bộ mặc nhà 

Do Công Ty Cồ Phần Thời Trang 3T My Self Home - Nghệ An sản xuất 

Nhà máy đặt tại: Thành Phố Vinh, Nghệ An

HƯỚNG DẪN GIẶT LÀ

1. Cách phơi quần áo

1.1. Cách điều cần lưu ý trước khi làm khô quần áo bằng phơi hay sấy

Với quần áo bạn thấy có hình tròn trong hình vuông cùng với 1, 2 hoặc 3 chấm: tức là quần áo có thể được làm khô bằng máy; nhiệt độ cao hay thấp tuỳ thuộc vào nốt chấm nhiều hay ít.

Còn nếu quần áo có vòng tròn trong hình vuông cộng thêm 2 đường gạch chéo; thì có nghĩa là quần áo đó chỉ được phơi khô bằng không khí ngoài trời; tuyệt đối không được làm khô bằng máy.

Trước khi phơi quần áo mới mua, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên mác áo. Như thế, bạn sẽ biết cách phơi phù hợp.

Hình ảnh: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi giặt quần áo

1.2. Cách phơi quần áo và các lưu ý

Trường hợp nhà gia chủ có diện tích rộng, có sân hoặc sân thượng để phơi:

  • Khi thời tiết đẹp có nắng gió thì cách tốt nhất là nên mang quần áo ra phơi ngoài trời: quần áo nhanh khô, sáng bóng và thơm tho. Nếu quần áo không mầu thì có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng trong thời gian lâu.
  • Không nên phơi quần áo có màu (xanh, đỏ, vàng…) giữa trời nắng to vì như thế quần áo sẽ dễ mất màu; ngoài ra một số chất liệu vải như lụa tơ tằm, xa tanh, len, nylon; sợi tổng hợp không có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời.

Trường hợp nhà gia chủ không có ban công thì cần phải xem xét các vấn đề sau:

  • Nếu phơi ở ban công thì làm mất nguồn ánh sáng, luồng gió vào trong nhà.
  • Nếu phơi quần áo trong bếp thì dễ bị nhiễm mùi và không thể mặc được.
  • Nếu phơi quần áo trong nhà tắm thì thường diện tích quá nhỏ và hay ẩm ướt; trừ khi bạn thường xuyên mở cửa và bật thông gió cho nhà tắm.
  • Nếu vào mùa đông đặc biệt ngoài miền Bắc; thời tiết quá ẩm ướt vào những ngày trời nồm quần áo không thể khô; thậm chí nếu để lâu quần áo còn ướt thêm; vậy chỉ còn cách duy nhất là bạn đề xuất gia chủ trang bị một máy sấy thích hợp.
  • Do vậy tùy từng trường hợp nên hỏi ý kiến gia chủ để thực hiện việc phơi quần áo.
  • Quần áo, nhất là đồ jean cần lộn trái khi phơi để tránh phai màu. Nếu bị dây bẩn, mặt phải của quần áo vẫn sạch.
  • Với một số trang phục đặc biệt, bạn cần phơi đúng cách, không thể vắt bừa lên dây. Các loại áo khoác, áo nỉ, áo vét cần được treo trên những chiếc mắc áo bằng gỗ, nhựa dày và chắc chắn; vì những loại trang phục này cần được giữ dáng phần vai.
  • Áo len, áo dệt kim rất dễ bị giãn. Khi giặt xong, bạn chỉ nên vắt nhẹ rồi dùng khăn bông dày hút bớt nước; sau đó hong khô áo trên bề mặt phẳng. Nếu phơi bằng mắc áo bạn nên gấp đôi áo lại, vắt trên thanh ngang. Không treo thẳng vì cổ áo sẽ bị giãn, sức nặng của nước kéo áo dài ra. Ngoài ra, những chiếc “đinh” trên móc còn đâm thẳng vào vải, làm hỏng áo.
  • Một số quần áo bằng chất liệu mỏng, dễ bị biến dạng, trầy xước như kim tuyến; bạn nên phơi trong túi lưới (có bán ở siêu thị).
  • Những trang phục có màu sắc sặc sỡ;

    Khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm phai màu vải. Ngoài ra, các chất liệu như: lụa tơ tằm, satin, sợi tổng hợp, len…; thường chịu nhiệt kém, bạn chỉ nên phơi ở nơi thoáng gió.

    Quần áo phơi sát nhau sẽ rất lâu khô. Bạn cũng cần chú ý cách ly quần áo ra màu để chúng không lan sang các trang phục còn lại.

    Không nên để quần áo phơi đêm vì nhiệt độ vào ban đêm thường thấp; tạo điều kiện cho tạo sương và ngưng đọng sương trên quần áo và làm quần áo mất mầu.

    Không nên phơi quần áo gần sát nhau. Phơi mặt trái quần áo ra ngoài. Quần áo bằng len phải được phơi phẳng. Nên để quần áo cách xa máy sưởi vì độ nóng quá lớn có thể làm giảm độ bền của quần áo. Quần áo ướt ít và ướt nhiều phải được phơi cách xa nhau. Với áo cổ tròn thì phải luồn mắc từ dưới lên trên để tránh làm giãn cổ.

2. Cách là quần áo

2.1. Các điều cần lưu ý chung trước khi là quần áo

Trước tiên, bạn cần chú ý xem trang phục sắp mặc có được phép là hay không và nếu có thì được phép là tới bao nhiêu độ; thông thường trên nhãn mác của các loại quần áo đều có ghi chú điều này.

Việc tiếp theo là chọn nhiệt độ thích hợp cho từng loại vải. Đừng sơ suất bỏ qua khâu này, bởi nếu làm không đúng thì sẽ có lúc bạn sẽ làm hỏng bỏ bộ đồ yêu thích của gia chủ.

Khi mới cắm điện, bàn là chưa nóng; bạn có thể là những quần áo mỏng, sau đó mới đến những chiếc dày hơn. Bạn có thể là 2 thứ đồ cùng 1 lúc, vừa tiết kiệm điện, vừa tiết kiệm thời gian mà đôi khi cũng hữu ích vì đồ sẽ không bị nóng quá. Chẳng hạn, đặt chiếc khăn tay mỏng lên áo sơ-mi, bạn sẽ tiết kiệm thời gian là chiếc khăn.

Để quần áo mau phẳng, bạn hãy là chúng khi còn ẩm. Các loại bàn là hiện đại đều có tính năng phun hơi nước trong khi là; nếu không thì bạn có thể vẩy một ít nước lên quần áo trong quá trình là.

Hình ảnh minh họa: Lưu ý cách là (ủi) quần áo
2.2. Cách là (ủi) quần áo

Cách là (ủi) theo loại quần áo

  • Khi là áo sơ mi khá tốn thời gian, vì vậy hãy bắt đầu là từ cổ áo, nguyên tắc là từ hai bên vào giữa. Tiếp theo là tay áo, vai, thân áo và những khu vực xung quanh cúc áo.
  • Khi là quần tây, là bên trong lưng quần trước rồi đến bên ngoài, cuối cùng là 2 ống quần. Nên gấp ống theo nếp được dựng sẵn, là theo nếp đó. Bạn nên đặt một miếng vải mỏng lên trên để mặt vải không bị bóng.
  • Khi là cavát, nên dựa vào kích thước của cavát để cắt một 1 miếng bìa phù hợp; lót miếng bìa vào mặt trong của cavát, sau đó dùng bàn là ấn để là. Như vậy vết may của mặt trái cavát sẽ không hiện lên ở mặt phải, đồng thời việc là cũng đơn giản và nhanh hơn. Nói chung khi là cavát nên làm nhanh để tránh bị co.
  • Khi là quần áo thuộc da cần để nhiệt độ thấp, bạn có thể sử dụng loại giấy gói hàng để làm đệm lót khi là; đồng thời phải là nhanh không ngừng, như vậy sẽ giúp cho bề mặt da thuộc phẳng và sáng
Hình ảnh minh họa: cách là ủi quần áo

Hướng dẫn chọn size

 

 

 

Chất liệu hãng thường sử dụng

 

Hệ Thống Cửa Hàng